English

Giới thiệu Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Đang online: 156

Số lượt truy cập: 13739557

EFFECTIVE OF BIOCHAR PREPARED FROM RICE HUSK TO GREENHOUSE GAS EMISSIONS

Nguyen Đat Phuong1*, Nguyen Xuan Loc2

1Mien Tay Construction University, 2Can Tho University

Abstract

This study aims to evaluate the efficiency of biochar prepared from rice husks (O. Sativa L., OM5451) to greenhouse gas (CH4 and N2O) emissions. Rice husk biochar was produced by pyrolysis method (700oC) by a kiln - VMF 165. The treatments were randomly assigned and 4 replicates for each treatment. This study showed that rice husk biochar at 20 tons ha-1 reduced CH4 and N2O emissions were 15.99%, 48.47% better than of 10 tons ha-1 and 5 tons ha-1 were 13.01%, 5.58% and 37.70%, 33.00%, respectively.

In conclusion, the addition of rice husk biochar into the paddy soil can reduce greenhouse gas emissions. The effectiveness of reducing total greenhouse gas emissions of the treatment with 20 tons ha-1 was highest.

Keywords: Biochar, CH4, Greenhouse gas, N2O, Rice husk

TNU Journal of Science and Technology 227(07): 114 – 122

DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.5940




XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN SẠT LỞ BỜ SÔNG
THEO PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA: NGHIÊN CỨU
TẠI SÔNG CÁI SẮN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Đại Lộc1, Lê Thị Cẩm Linh1, Huỳnh Vương Thu Minh2, Trịnh Công Luận3, Nguyễn Văn Tho3, Vũ Việt Hưng4 và Trần Văn Tỷ1*

1Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ

2Khoa MT&TNTN, Trường Đại học Cần Thơ

3Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

4Phân hiệu ĐH GTVT tại TP. HCM

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân sạt lở đường bờ tại sông Cái Sắn, thành phố Cần Thơ. Phương pháp đo đạc và khảo sát thực địa được sử dụng bao gồm đo mặt cắt sông, lưu tốc, sóng và mực nước (sông và ngầm); và phân tích cấp phối bùn đáy sông. Ổn định hai bên bờ sông được phân tích và đánh giá dưới ảnh hưởng của yếu tố riêng lẻ và tổng hợp, bao gồm dao động mực nước, gia tải, áp lực sóng và dòng thấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại vị trí đoạn sông cong, đáy sông có khuynh hướng đi vào bờ và lưu tốc dòng chảy có biểu đồ phân bố lệch tâm, với lưu tốc lớn nhất gần bờ. Ngoài ra, cấu tạo địa chất tại khu vực nghiên cứu có thành phần chính là lớp đất sét yếu, với lớp đất thứ nhất ở trạng thái dẻo mềm và nằm trong giới hạn dao động mực nước; do đó dưới tác động của dao động mực nước do triều và sóng do tàu, cùng với dòng chảy lệch tâm tạo ra các "hàm ếch" dẫn đến mất ổn định bờ sông. Kết quả phân tích cấp phối cho thấy lưu tốc dòng chảy lớn hơn lưu tốc không xói cho phép tương ứng với cỡ hạt theo TCVN 4118-2012.

Kết quả tính hệ số ổn định cho sáu trường hợp cho thấy bờ sông bên trái ổn định hơn bờ sông bên phải tại hầu hết các mặt cắt. Trường hợp 4 có hệ số an toàn thấp hơn các trường hợp khác cho thấy gia tải có ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định của bờ sông. Khi bờ sông chịu tác động của tất cả các yếu tố thì hệ số an toàn rất thấp, trong khoảng từ 0,666 đến 0,901.

Từ khóa: Lưu tốc, hệ số ổn định, nguyên nhân gây sạt lở, dao động mực nước, sóng, sông Cái Sắn.

Xây Dựng 7.2020. ISSN 0866-8762




NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH RÁC XÂY DỰNG KHU VỰC
TP. HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ, TÁI CHẾ

Vinh-Trong Bui1, Hung-The Vo1,2, Ngoc-Loi Dang3, Van-Thong Pham1, Hai-Bang Ngo1

1Faculty of Geology and Petroleum Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology

2Technology Center for Water and Environment Research, HCM city, Vietnam

3Urban Infrastructure Faculty, Mien Tay Construction University, Vietnam

Email: vthung.sdh21@hcmut.edu.vn

TÓM TẮT

Đô thị hóa và gia tăng nhanh dân số dẫn đến sự gia tăng đáng kể chất thải rắn đô thị, với hơn 20% là chất thải rắn xây dựng. Việc tái chế chất thải rắn xây dựng có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tài nguyên cho xã hội và làm giảm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này trình bày các phương pháp xử lý và tái chế chất thải rắn xây dựng cho một nghiên cứu điển hình tại TP.HCM. Để đạt được mục tiêu đề ra, trình tự các bước thực hiện như sau. Thứ nhất, chất thải rắn xây dựng trên địa bàn TP.HCM bao gồm nguồn, lượng và thành phần rác được mô tả một cách tóm tắt dựa vào dữ liệu thực tế thu gom tại thành phố này. Thứ hai, hai cách phân loại rác hiện hành đang sử dụng cho việc xử lý và tái chế chất thải rắn được giới thiệu. Cuối cùng, công nghệ xử lý cho các thành phần chất thải rắn xây dựng được đề xuất. Từ kết quả phân tích cho thấy công nghệ xử lý này có triển vọng được áp dụng để xử lý và tái chế chất thải rắn nhằm mục đích hoạt động lâu dài và giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

Từ khóa: Chất thải xây dựng; chất thải tái chế; xử lý chất thải; quản lý chất thải.

XÂY DỰNG 8.2022. ISSN 2734-9888


KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ, LẦU 2, TÒA NHÀ H
 Địa chỉ        :   20B Phó Cơ Điều, Phường 3, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
 Điện thoại   :  (02703) 823 657
 Fax              :   (02703) 827 457
 Hộp thư     :   khoakthtdt@mtu.edu.vn