Biểu trưng
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây



CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH

Đang online: 96

Số lượt truy cập: 13740786

Khử Fluor dư trong nước

THIẾT BỊ XỬ LÝ FLUOR DƯ TRONG NƯỚC

Hàm lượng fluor trong nước uống quá lớn hoặc quá nhỏ đều có các tác động bất lợi đến sức khỏe con người. Hàm lượng fluor tối ưu trong nước uống nằm trong khoảng từ 0,5 - 1 mg/lít. Sử dụng nước uống có hàm lượng fluor dư là nguyên nhân của bệnh fluorosis, làm ảnh hưởng đến răng, xương, khớp và các mô của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm xử lý hàm lượng fluor dư trong nước uống cho những vùng ô nhiễm là một điều hết sức cần thiết.
Dựa trên nguyên tắc của phương pháp xử lý fluor dư trong nước uống bằng oxit nhôm hoạt tính, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện KH&CN Việt Nam) đã thành công trong điều chế oxit nhôm từ các nguồn nguyên liệu trong nước và trên cơ sở đó đã nghiên cứu thiết kế bộ lọc fluor phù hợp với các đặc điểm sử dụng của vùng nông thôn Việt Nam, gọi là bộ lọc Flowat.
Nguyên tắc sử dụng bộ lọc Flowat bao gồm các bước sau: nước nguồn đã lọc hết tạp chất cơ học được tiếp xúc với lớp oxit nhôm hoạt tính, lúc này các ion fluor trong nước được trao đổi và giữ lại trong lớp oxit nhôm hoạt tính. Tùy thuộc vào dung lượng trao đổi của lớp oxit nhôm hoạt tính, hàm lượng fluor trong nước xử lý tăng dần. Với mục đích xử lý nước uống, quá trình vận hành với hàm lượng fluor trong nước xử lý ở mức dưới 0,7 mg/lít được xem như là chu trình làm việc của thiết bị. Khi hàm lượng fluor trong nước xử lý đạt mức 0,7 mg/lít, kết thúc chu trình làm việc. 
Sau mỗi chu trình làm việc, lớp oxit nhôm được khôi phục hoạt tính bằng việc cho tiếp xúc với một lượng nhất định dung dịch nhôm sulfat nồng độ 2% (dung dịch tái sinh). Quá trình tiếp xúc này làm giải phóng lượng ion fluor đã hấp phụ trong lớp oxit nhôm hoạt tính trong chu trình làm việc, khôi phục lại hoạt tính của lớp oxit nhôm đối với ion fluor. Sau quá trình tái sinh, lớp oxit nhôm được tráng rửa bằng một lượng nước nguồn để làm sạch lượng dung dịch tái sinh còn dư bám trên lớp oxit nhôm. Khi công đoạn xả rửa kết thúc, thiết bị được tiếp tục với chu trình làm việc mới.
Để việc vận hành thiết bị được thuận tiện phù hợp với điều kiện nông thôn, tùy thuộc vào hàm lượng fluor trong nước nguồn và nhu cầu dùng nước, lượng oxit nhôm hoạt tính được tính toán để chu trình làm việc của thiết bị kéo dài trong một tháng. Như vậy, người sử dụng chỉ cần tiến hành công đoạn tái sinh và xả rửa theo định kỳ 1 lần/tháng
Hệ thống này đưa không khí ô nhiễm qua một môi trường lọc sinh học như phân trộn hoặc mùn cưa. Sinh vật ống trong vật liệu sẽ phá vỡ và tập trung các chất ô nhiễm hiệu quả như trong các máy lọc sinh học sử dụng cho bể cá và môi trường nước. Khi phải thay môi trường, các vật liệu cũ này sẽ được sử dụng làm phân bón cho cấy trồng vì nó có là nguồn nitơ có giá trị. 
Việc sử dụng hệ thống lọc không khí này sẽ làm tăng chi phí của nông dân, vì vậy, các nhà nghiên cứu đang hy vọng bù đắp phần chi phí này bằng cách đưa vào một hệ thống làm ấm không khí. Sử dụng một thiết bị chuyển đổi nhiệt, nhận nhiệt từ cả phần không khí ô nhiễm, ấm và các phản ứng sinh hóa diễn ra trong quá trình lọc sinh học.
Những công nghệ này phải kể đến việc sử dụng một số nguyên liệu như bọt biển hấp thu cacbon, muối nóng chảy và vi khuẩn. Hiện nay, một nhóm nhà khoa học đang khẳng định thành công trong hấp thu cacbon với quy trình đạt hiệu suất loại bỏ cacbon oxit cao nhất trong các số liệu đã từng được báo cáo đối với không khí ẩm… và công nghệ này sử dụng môt loại polyme thông dụng và rẻ tiền.

   ĐÀO TẠO  ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC  SINH VIÊN  TUYỂN SINH  
   Lịch sử phát triển  Phòng Quản lý Đào tạo  Tân sinh viên  Đại học chính quy  
   Ngành đào tạo  Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế  Học bổng  Liên thông VLVH  
   Chuẩn đầu ra  Phòng Công tác chính trị Sinh viên  Hoạt động phong trào  Sau đại học  
   Tra cứu văn bằng  Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng   Cổng thông tin tín chỉ  Đào tạo ngắn hạn và Cao đẳng  
   Thông tin Khoa học GD  Phòng Tổ chức - Hành chính  Thư viện ảnh  Nghiệp vụ xây dựng  
     Phòng Tài chính - Kế toán  Thông tin việc làm     
     Phòng Quản trị thiết bị  Bài hát MTU  
 
     Khoa Khoa học Cơ bản  Biểu trưng MTU (logo)  TUYỂN SINH 2022  
     Khoa Lý luận Chính trị    Ngành và chỉ tiêu tuyển sinh  
     Khoa Xây dựng    Phương thức xét tuyển  
     Khoa Kiến trúc    Thi năng khiếu  
     Khoa Kinh tế    Xét tuyển trực tuyến theo Học bạ  
     Khoa Kỹ thuật Hạ tầng - Đô thị    Tra cứu kết quả  
     Trung tâm Bồi dưỡng NVXD và ĐT thường xuyên    Lịch thi THPT Quốc gia  
     Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học  
 
     Trung tâm Tư vấn Xây dựng    Tư vấn tuyển sinh
 
     Trung tâm Thí nghiệm VLXD và Môi trường    Hotline: (0270) 3 825 903
 
     Trung tâm Thông tin - Thư viện    Email: tuyensinh@mtu.edu.vn  
           

Copyright © 2013 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Số 20B Phó Cơ Điều, Phường 3, Tp. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
Tel: (0270) 3 823 657 - Fax: (0270) 3827457
Email: banbientap@mtu.edu.vn