Biểu trưng
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH
Đang online:
104
Số lượt truy cập:
13740686
|
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Khoa KTHTDT
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Khoa KTHTDT
18:44 - 27/03/2014
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHOA KT HẠ TẦNG – ĐÔ THỊ
Trần Thanh Thảo
(Trưởng Khoa Kỹ thuật Hạ tầng - Đô thị)
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình thực hiện Khoa KT Hạ tầng – Đô thị đã rút ra được một số giải pháp như sau:
1/ Chuyển đổi thời lượng lý thuyết tăng cường giảng dạy thực tế
Chương trình đào tạo hiện nay trong trường đã thay đổi triệt để lý thuyết kết hợp với thực tiễn cuộc sống do công nghệ chuyên ngành cấp thoát nước thay đổi hàng ngày hàng giờ nên phải khuyến khích sinh viên tăng cường thời lượng thực tế.
Do vậy phải mạnh dạn thay đổi cách học bằng phương pháp mới là vừa giảng dạy lý thuyết vừa cho học sinh đi thực tế tại các công trình cấp thoát nước nhiều hơn vì đại đa số các em vừa rời ghế nhà trường chưa biết những công trình trong ngành như bể chứa, bể lắng, công trình thu nước, nguyên lý làm việc và vận hành của từng công trình. Thậm chí các loại vật tư ngành nước như tê, co, cút, thập các em còn chưa nắm bắt được thì làm sao mà tiếp thu nhanh chóng kiến thức chuyên môn được.
Điển hình như lớp KN06C1, KN07C1, KN08C1, KN09C1, KN10C1, KN11C1, KN12C1 nhờ vào việc đi tham quan nhà máy nước Long Phước(Long Hồ), nhà máy nước Bến Tre, nhà máy Đồng Tháp, nhà máy nước Bình Dương mà các em về học rất tốt. Những kiến thức trong từng trang giáo án được minh họa bằng hình ảnh thực tiễn sống động làm cho các em thích thú với môn học và giúp các em tiếp thu bài giảng nhanh hơn và sau này khi ra trường các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi được phân công về đơn vị công tác sau này.
|
Sinh viên lớp KN12C1 tham quan thực tế
tại Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương |
Nhiệm kỳ của Chi hội cấp thoát nước Miền Nam cũng đề ra chủ trương lấy đào tạo làm nòng cốt . Ý kiến của Lãnh đạo Chi hội Cấp nước Miền Nam cũng cho rằng về công tác đào tạo hiện nay của toàn ngành là phải học hỏi và tiếp thu những cái mới, những lĩnh vực mà công nghệ ngày nay đang thay đổi
Ban Giám hiệu nhà trường đã sắp sếp và bố trí cho Khoa một phòng học chuyên ngành về nước có đầy đủ trang thiết bị, sơ đồ công nghệ của hệ thống cấp nước, các tài liệu tham khảo về chuyên môn. Khoa sẽ tiếp tục quan hệ với các đơn vị chuyên ngành (Sawaco, Hawaco TPHCM, các đơn vị cấp nước tỉnh bạn) tiếp tục bổ sung những thiết bị công nghệ mới nhằm giúp học sinh nắm vững chắc hơn công việc và ngành nghề của mình.
2/ Đổi mới phương pháp rèn họa viên và thực tập nghề nghiệp
Trong đào tạo để nắm bắt được chuyên môn thì chương trình đào tạo tại trường thường bố trí cho các em rèn họa viên, rèn thực tập nghề nghiệp để nâng cao kiến thức nghề nghiệp. Việc rèn họa viên, rèn thực tập nghề nghiệp đề nghị các lớp trong trường đều phải tập trung về trường rèn tại trường thì mới kiểm tra được chất lượng của các em. Do vậy Khoa đang nghiên cứu và quyết định sẽ rèn trực tiếp cho các em tại phòng học chuyên ngành của trường (có thể tổ chức vào ban đêm). Giáo viên được phân công phải hướng dẫn cụ thể, phải trực tiếp chỉ cho các em những vấn đề học sinh thắc mắc.
|
Được tiếp cận công nghệ mới, hiện đại là điều kiện tốt nhất giúp sinh viên thành thạo kỹ năng nghề nghiệp
|
Đối với việc thực tập ngoài trường cũng cần xem xét lại vì khi đi thực tập ở đơn vị thường các em ít tập trung vào chuyên môn, do vậy đề nghị giáo viên phụ trách nhóm phải thường xuyên nắm bắt tình hình thực tập của các em.
Riêng đối với các lớp đào tạo ngoài trường (các tỉnh trong vùng) trong thời gian rèn họa viên, thực tập nghề nghiệp, thực tập tay nghề đề nghị phải tập trung về cơ sở học tập của đơn vị, giáo viên phụ trách nhóm thường xuyên theo dõi việc học của các em để có phương pháp giảng dạy cụ thể cho những thành viên trong lớp .
3/ Thay đổi giáo án giảng dạy cho phù hợp với thực tế
Chương trình đào tạo của cả hai hệ trung cấp và cao đẳng đã được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng nhìn chung vẫn còn phải tiếp tục cải tiến. Đào tạo phải gắn liền với thực tế, công nghệ ngày càng phát triển nên chúng ta phải đào tạo kết hợp chuyên môn với thao tác thực tế thì khi ra trường các em sẽ thao tác thành thạo công việc của cơ quan giao. Do vậy đề nghị toàn bộ thầy cô trong toàn Khoa KT Hạ tầng - Đô thị nên cải tiến lại giáo án giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu nêu trên.
4/ Đẩy mạnh phong trào giảng dạy giáo án điện tử
Trường ĐHXD Miền Tây đang là một trong những trường đào tạo kỹ thuật xây dựng tốt nhất đồng bằng sông Cửu Long nên việc chuyển đổi từ giáo án thường sang giáo án điện tử là nhu cầu cấp thiết.
Đối với giảng viên phải tiến hành xây dựng môn học mình phụ trách toàn bộ giáo án điện tử vì hình ảnh trực quan sinh động rất gần gũi và dễ tiếp thu nhất đối với học sinh.
Riêng Khoa KT Hạ tầng – Đô thị song song với việc xây dựng giáo án điện tử , còn tiến hành đi thực tế quay những đoạn phim vào đĩa như công nghệ của một nhà máy cấp nước tập trung, những công nghệ xử lý hiện đại nhất (bể lắng bằng những tấm lamen…) để làm tư liệu và trình chiếu cho học sinh xem.
5/ Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo thạc sĩ trong nhà trường
Cần phấn đấu xây dựng chương trình đi học cao học, vì có trình độ chuyên môn tốt thì sẽ đáp ứng tốt hơn trong công tác giảng dạy.Ở Khoa Kỹ thuật Hạ tầng – Đô thị đã có 2 thầy tốt nghiệp về môi trường nhưng riêng lĩnh vực cấp thoát nước chỉ có 2 thầy cô tốt nghiệp cao học Cấp thoát nước và 3 thầy đang học Cao học cấp thoát nước.
Mục tiêu phấn đấu của toàn khoa là đến năm 2015 tất cả giảng viên đều có trình độ thạc sĩ chuyên ngành hoặc đang học cao học(trong đó có 2 Nghiên cứu sinh)
Với các giải pháp trên nhất định Khoa KT Hạ tầng Đô thị sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nhằm góp phần đưa Trường Đại học Xây dựng Miền Tây là trường trọng điểm trong ngành xây dựng và cấp thoát nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.
|
|