TÍNH LƯU ĐỘNG TRONG KIẾN TRÚC
Ngô Hồng Năng
Lược dịch từ http://www.arch2o.com
Hình 1. Cấu trúc được thiết kế bởi nhóm GGlab + Paulo Flores.
Thông thường, người ta nghĩ kiến trúc có ba tính chất: thích dụng, bền vững, thẩm mỹ và dừng lại ở đó. Trong khi đó, kiến trúc còn nhiều vấn đề đáng nói hơn nữa, chẳng hạn như tính lưu động.
Tính lưu động là một khái niệm được đề cập bởi nhóm GGlab + Paulo Flores trong triển lãm mang tên MADE tại Milan, Ý và triển lãm Cevisama tại Valencia, Tây Ban Nha, trong một cấu trúc như Hình 1.
Trong thực tế xã hội ngày nay, không gian công cộng phức tạp hơn nhiều. Nó không chỉ là một nơi mà người ta có thể tụ họp mà còn là một nơi có thể kết nối các mối quan hệ, trong mọi mặt của đời sống xã hội và cần phải có mối quan hệ với môi trường. Do vậy, tính lưu động là một yếu tố của vấn đề đô thị hóa.
Cấu trúc của nó được tạo thành từ một lớp vỏ bao che kép: bề mặt bên ngoài được làm bằng các yếu tố có thể khử trùng không khí, được kết nối với bề mặt bên trong, Ở bên trong, có những chỗ uốn cong hình sóng, tạo ra một không gian năng động kết nối với vỏ ngoài.
Hình 2. Cấu trúc với 4 thành phần: (1) Lớp vỏ bên ngoài, (2) Kết cấu chịu lực, (3) Lớp vỏ bên trong và (4) Không gian công cộng.
Lớp vỏ bên ngoài được làm từ các miếng gốm phẳng, bằng công nghệ nano, có khả năng tương tác với môi trường và có thể tự làm sạch, khử trùng không khí.
Hình 3. Lớp vỏ bên ngoài
Lớp vỏ bên trong được làm từ ống gốm có trọng lượng thấp, được sắp xếp như mô hình các băng ghế, tạo nên một cảm giác chuyển động năng động.
Hình 4. Lớp vỏ bên trong
Hình 5. Không gian lưu thông rất năng động.
Như vậy, lớp vỏ bao che cho không gian kiến trúc không đơn thuần như trước đây nữa, mà nó được cấu tạo đặc biệt như vậy để tạo ra không gian kiến trúc mới, năng động hơn như trên.